Tư vấn sử dụng củ gai an thai

Cách đối phó với triệu chứng phù nề khi mang thai

Phù nề là một triệu chứng thường gặp ở các chị em phụ nữ đang mang thai, gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu khi di chuyển. Tùy vào cơ địa của từng người, phù nề có thể xuất hiện vào bất kì thời điểm nào, tuy nhiên thường gặp nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ. Phần lớn phù nề xuất hiện ở chân, tuy nhiên cũng có trường hợp phù nề ở tay và mặt, và đó có thể là những dấu hiệu của tiền sản giật. Do đó, khi bị phù đột ngột ở tay và mặt, các mẹ cần đi khám ngay ở các bệnh viện chuyên khoa. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và một số phương pháp phòng tránh triệu chứng phù nề thai kỳ này nhé!
ảnh minh họa


1. Nguyên nhân gây phù nề ở bà bầu:

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Sự gia tăng chất lỏng bổ sung này là rất cần thiết để giúp người mẹ “làm mềm” cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể “nở rộng” ra để đáp ứng nhu cầu lớn lên của em bé. Chất lỏng bổ sung này cũng giúp khớp xương chậu và các mô tế bào giãn ra khiem bé chào đời, nó chiếm khoảng 25% trọng lượng tăng thêm trong thời gian mang thai. Điều này cũng dẫn tới hiện tượng phù nề ở các mẹ bầu.
Các nguyên nhân gây phù thường gặp như sau:
– Đứng lâu.
– Chế độ ăn ít kali.
– Tiêu thụ nhiều caffein.
– Ăn nhiều natri (muối).
– Một ngày làm việc vất vả.
– Thời tiết nóng bức mùa hè.

2. Nhận biết tình trạng phù nề:

Phù nề nặng thì biểu hiện bên ngoài rất rõ ràng, hầu như ai cũng có thể nhận biết đó là thấy sưng (nhưng thường không kèm đau) ở mắt, mặt, chân tayhay ở bụng. Đặc biệt khi nắn, bóp vào vùng da bị phù có thể thấy nơi đóbị lõm xuống khá lâu mới đầy lên được. Tuy nhiên, trong trường hợp phù nhẹ thì nhiều khi xác định không dễ dàng.

3. Cách làm giảm triệu chứng phù nề:

- Chế độ ăn uống

Nếu bạn bị phù nề do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu.
Mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết mình đang bị thiếu kali: do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Và tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ để được xác định kịp thời.
- Uống đủ nước : Giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.

- Bơi lội: 

Cách tốt nhất để đối phó với sưng phù trong khi mang thai là đi bơi. Khi bơi, nước bao phủ toàn bộ cơ thể, tạo áp lực lên da có hiệu quả kích thích lưu thông bạch huyết. Bơi ngửa có tác dụng tốt nhất, vừa giúp thắt chặt mông, vừa giúp thư giãn vùng dưới lưng, đồng thời hoạt động của cơ bắp chân trong quá trình bơi kích thích lưu thông máu từ chân về tim. Nếu có thể, mẹ bầu nên đi bơi khoảng 2 – 3 lần trong một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.

- Đi bộ 

Đi bộ hàng ngày có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của bà bầu, khi đi bộ các cơ bắp chân được hoạt động, các mạch máu được tăng cường và cải thiện lưu thông giúp hệ thống bạch huyết không bị tắc nghẽn, nhờ đó có thể ngăn ngừa phù nề.Hãy dành 20 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ rất tốt cho cơ thể mẹ cũng như sự phát triển của bé

- Tập Yoga

Các nghiên cứu đã cho thấy tập yoga khi mang thai có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai tập yoga không chỉ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, mà còn giảm được chứng phù nề do cơ thể không tăng quá nhiều. Thư giãn cơ bắp, giảm mệt mỏi cho cơ thể, đặc biệt là phần chân. Giúp chân không bị chuột rút, mắt cá chân và bàn chân không sưng tấy.

- Mặc đồ:

Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.

- Tránh đứng lâu: 

Ngoài ra, để không bị phù chân, mẹ bầu nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.

- Mát-xa chân

Mát-xa chân là bài tập khá đơn giản nên các mẹ bầu có thể tự làm được. Mẹ bầu hãy chọn chiếc ghế không quá cao, sao cho cả bàn chân có thể tiếp xúc với mặt đất. Sau đó thực hiện mát-xa cho lòng bàn chân, ngón chân, gót chân rồi đến mắt cá chân. Nếu chân của bạn sưng quá mức và da căng thì có thể ngâm chân trong 1chậu nước ấm với vài cánh hoa cúc (hoặc hoa oải hương) để thư giãn và làm dịu sự khó chịu.

- Tập thể dục tại nhà

Với những động tác nhẹ nhàng và đơn giản bà bầu cũng có thể tiến hành tập thể dục tại nhà.
Chỉ một vài động tác nhẹ nhàng tại nhà sẽ tốt hơn cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Bắt đầu bằng các bài tập trong tư thế nằm ngửa, nằm xuống trên lưng của bạn, hãy đặt một chiếc gối dưới chân và thực hiện chuyển động bàn chân xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, sau đó lại đổi chiều ngược kim đồng hồ. Cứ thực hiện luân chuyển như vậy khoảng 10 lần mỗi hướng.
Khi đi ngủ thì mẹ bầu có thể lấy gỗi kê dưới chân cung có thể làm giảm đi triệu chứng phù nền do thai chèn ép

- Vận động trong văn phòng

Các bà mẹ nên vận động mỗi giờ trong chuỗi thời gian làm việc kéo dài của mình. Để tránh không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh, chỉ đơn giản, bạn hãy đứng lên và đi lại một vài vòng xung quanh phòng làm việc sẽ làm bạn thoái mái hơn. Tốt nhất cứ 30 phút bạn nên đứng dậy và đi lại 1 lần. Hoặc bạn cũng có thể lấy thêm 1 cái ghế để dưới gầm bàn và kê cao chân lên khoảng 15 - 20 phút cũng rất có hiệu quả trong việc giảm đi tình trạng phù nề này

- Vận động ở phòng tập

Trong thời gian mang bầu, bạn có thể tham gia một số lớp học ở các trung tâm thể dục, một tuần nên tham gia 2 đến 3 buổi, đặc biệt là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Ngoài ra, bạn có thể tập thêm yoga nó không chỉ làm giảm chứng phù nề mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn trong và sau sinh.
Hãy cố gắng thường xuyên vận động dù chỉ là những bài tập nhẹ sẽ rất tốt cho bà bầu trong việc giảm vấn đề phù nề. Vận động cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu và thoái mái hơn trong giai đoạn thai kỳ khó khăn này

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT:
1: Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/03/hien-tuong-chay-mau-am-ao-khi-mang-thai.html
2:Phải làm gì khi có dấu hiệu bị động thai ?
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/02/phai-lam-gi-khi-co-dau-hieu-bi-ong-thai.html
3:Hiện tượng bong màng nuôi khi mang thai
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/01/hien-tuong-bong-mang-nuoi-khi-mang-thai.html
4: Cách an thai, Bài thuốc an thai và cách sinh hoạt tốt cho thai nhi
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/04/cach-thai-bai-thuoc-thai-cho-ba-bau.html
5:Những lưu ý đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/02/nhung-luu-y-e-giu-thai-va-thai-trong-3.html

Previous
Next Post »

Bản đồ